Tùy
bút
RỒI
CŨNG CHIA TAY
Đỗ
Vẫn Trọn |
(Nhạc sĩ Huỳnh
Anh) (Nhà báo Cao Sơn) (Ca nhạc
sĩ Việt Dzũng) Tháng 12, lạnh -
buồn. Cơn gió mùa đông đă mang theo những người
thân của tôi về một miền rất xa xăm. Tiếng
nhạc thánh thót chào đón giáng sinh, như dội vang trong
tôi những kỷ niệm, cho một t́nh thân sâu đậm
đă rời xa. Nhạc sĩ Huỳnh
Anh từ giă cơi trần ngày 13 tháng 12, năm 2013 tại San
Francisco, hưởng thọ 82 tuổi. Nhà báo Cao Sơn rời
dương thế ngày 22 tháng 12 năm 2013 tại San Jose,
hưởng thọ 68 tuổi. Ca nhạc sĩ
Việt Dzũng tạm biệt cuộc đời ngày 20
tháng 12 năm 2013, tại Orange County, hưởng
dương 55 tuổi. Đời người
là hữu hạn, c̣n nghệ thuật th́ vô hạn. Hai người
anh và người bạn của tôi không có sức để
chống đỡ những cơn bệnh trầm kha,
đă đến hồi kê toa báo tử. Trước khi rời
Mỹ, tôi c̣n gọi nhạc sĩ Huỳnh Anh để bàn
định ngày tổ chức vinh danh anh tại San Jose.
Đêm nhạc chưa thành, th́ Trần Hữu Định
đă báo tin “Anh Ba” Huỳnh Anh đă ra đi. Tôi lặng người.
Ở bên kia bờ biển Thái B́nh Dương, tôi nghe
như có tiếng sóng buồn dội vang trong tâm thức. Nhạc
sĩ Huỳnh Anh của tôi và của mọi người
đă yên nghỉ ngh́n thu. Mộ chung là những ca khúc vang
bóng của anh nhắc nhớ về: Lạnh Trọn
Đêm Nay / Kiếp Cầm Ca / Khung Trời Tưởng Nhớ
/ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím / Mưa Rừng / Rừng Lá
Thay Chưa / Biết Nói Ǵ Đây / Đời Tôi Chỉ Yêu
Một Người… Ở những
tháng trước, có khi anh đi xe buưt, có khi Nghĩa chở
anh xuống San Jose gặp tôi và Định. Anh nhắc nhở
tôi về buổi tổ chức. Anh hy vọng tôi và Hoàng Thi
Thao sẽ làm một đêm nhạc rất ư nghĩa. Thời
gian chỉ chờ ngày khai diễn, nhưng linh tính như
báo cho tôi biết một điều ǵ đó sẽ không vui.
Tôi sợ đêm đó sẽ là đêm từ biệt anh, nên
cứ phải hẹn lần với anh. Tôi nợ anh một
lời hứa, một buổi diễn. Tôi nợ anh những
nốt nhạc, những ca khúc vui nhộn mời gọi
tôi bước những nấc thang hăm hở vào đời.
Ở những hộp đêm, những pḥng trà thời
đó, nhạc Huỳnh Anh chinh phục mọi người
qua những giai điệu Blue độc đáo, mà anh là một
trong những người đầu tiên mang đến
người thưởng ngoạn. Với nhạc phim Loan
Mắt Nhung, Điệu Ru Nước Mắt… là những
căn phố, những biệt thự nguy nga trong kho tàng âm
nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Huỳnh Anh tài t́nh
đưa nhạc vào phim ảnh, quyến rũ và đắm
đuối nơi những ánh đèn màu rực rỡ của
Sài G̣n năm nào. Một bản tango diễm tuyệt, vấn
vương cung bậc thanh âm. Tôi nhớ đầu
thập niên 80, khi mà hàng ngày anh đến với tôi ở
ngôi chung cư nhỏ, thành phố Anaheim. Hai anh em có những
buổi tối ở Brodard, Caravelle, ở những buổi
họp mặt rất thân thương cùng anh Trần Đắc
Cử, anh Huệ Râu… Rồi chúng tôi cùng về miền Bắc
Cali. Anh đă chọn tôi và Trần Hữu Định là hai
người em mà anh rất thương. Hồi tưởng
về anh là những h́nh ảnh đẹp, khả kính.
Đời sống này tử tế vô cùng nếu có những
người như anh Ba Huỳnh Anh. Sự dễ
thương của anh là những trân trọng mà khi anh nằm
xuống là những giọt nước mắt
thương yêu, nuối tiếc về anh. Anh Ba: “Tiễn
nhau ngàn dặm cũng phải chia tay”. Em đă từ rất
xa, từ nửa ṿng quay trái đất để về tiễn
biệt anh, tiễn biệt anh Cao Sơn, Việt Dzũng,
những người thân bên cạnh lần lượt ra
đi trong nỗi buồn vô hạn. Em không thể không khóc
được khi nghĩ về anh, nghĩ về t́nh thân
giữa chúng ta. Đám tang anh
đông đủ những người bạn thân của
anh, những người như mới hôm qua c̣n ngồi bên
anh, c̣n nghe anh nói về những sáng tác, những thăng trầm
của anh trong cuộc sống. Một Huỳnh Anh lừng
lẫy trên sân khấu, trong lời ca tiếng nhạc; và một
Huỳnh Anh vất vả xuôi ngược với những
cuốc xe đưa đón từng người trong nỗi
buồn sâu kín nơi những con dốc cao ngất ở Cựu
Kim Sơn, ở Oakland, ở Alameda… Huỳnh Anh của lặng
lẽ sầu buồn khi nhớ về người vợ
đă chia tay… Đâu đó là một dấu mốc của
thời gian mà anh cam chịu. Nh́n lại những
h́nh ảnh của anh trong buổi tổ chức mà đạo
diễn Tài Văn Kiên, một người xa lạ với
anh nhưng đă trân quư ḍng nhạc của Huỳnh Anh, nên
đă dốc ḷng tổ chức một đêm nhạc
như một sự ngưỡng mộ anh. Em càng thấy
buồn nhớ anh hơn. Em biết từ đây, mỗi
cuối tuần ở Cao Nguyên thiếu đi một chỗ
ngồi của anh, thiếu đi một người anh
kính mến. Anh Ba! Hăy yên nghỉ! Em gọi tên anh, em nhớ
anh, nhớ anh vô cùng! Tôi gặp nhà báo
Cao Sơn vào một ngày mùa đông lúc thời tiết ở
San Jose rất lạnh. Anh với dáng vẻ c̣m cơi, khuôn mặt
hốc hác, đôi mắt lạc thần như hằn in dấu
vết của bao năm tù tội trong lao tù Cộng Sản.
Một người tù mới định cư ở bến
bờ tự do. Anh kể cho tôi nghe những năm tháng làm
báo ở quê nhà. Cái thời vàng son của kư giả, cái thời
mà sức mạnh của ng̣i bút như một sư
đoàn. Cái thời mà những người làm truyền
thông có một chỗ đứng, một vị trí xứng
đáng trong ḷng mọi người. Chúng tôi thân nhau từ
đó. Gặp bất kỳ một giao động nào trong
cộng đồng chúng tôi đều sát cánh, đều
cùng một ư nghĩ như nhau: Không thể để một
áp lực nào khống chế truyền thông. Tôi, anh, và anh
Vũ B́nh Nghi cùng nhau một trận tuyến, chấp nhận
những vu oan giá họa, những tṛ chơi chụp mũ rất
trẻ con. Chúng tôi đă từng hầu ṭa từ tháng này
qua tháng khác để dành lại phần thắng cuối
cùng. Anh không hề mệt
mỏi: Viết báo, phát báo, lấy quảng cáo… làm biết
bao nhiêu việc để tờ Tin Việt News tồn tại
và phát triển. Ở Cao Sơn là
một người nóng nảy, nhưng rất bộc trực
và hết ḷng với anh em. Khi đă kết thân với ai th́
thủy chung với một tấm ḷng bất biến. Nhiều
anh em không hiểu nên có đôi lúc “than phiền” anh hay “la lối”.
Tôi may mắn chưa bao giờ có một cuộc đôi co
nào với anh. Có thể là tôi hiểu anh, và có thể anh
thương tôi như một đứa em nên không nỡ la
mắng. Thời gian khi anh
ngă bệnh cũng là thời gian tôi ít ở San Jose, nhưng
mỗi lần đi xa về tôi đều gặp anh để
thăm hỏi bệnh t́nh. Tôi thấy anh gầy và xanh xao
nhiều. Riêng ư lực th́ rất mạnh mẽ và kiên
cường. Anh vẫn làm việc và xông xáo ở mọi
nơi. Lúc nào anh cũng nói: “Anh không sao đâu.” Tin anh mất làm
tôi đau nhói. Tôi như muốn gào thét, tôi ngă quỵ ở
một triền dốc Pleiku, nơi mà anh đă có những
ngày tháng làm việc tại đó. Nhất định, bằng
mọi cách tôi phải trở về Mỹ để kịp
nh́n mặt anh lần cuối. Tôi muốn chính tôi được
cầm tay anh, được chạm vào thân thể gầy
g̣ của anh. Đôi mắt anh
không c̣n mở, nhưng vẻ mặt và trong sâu thẳm ẩn
chứa một điều ǵ đó chưa kịp nói. Tôi hiểu
anh c̣n nhiều điều để nói, để làm,
để đảm nhiệm với gia đ́nh và bằng
hữu. Ngày đưa tiễn
anh, khi cháu Việt Hà – cô con gái lớn nói lời tiễn biệt
trước linh cữu của anh. Tôi thấy cháu rất
trưởng thành và quyết tâm gánh trách nhiệm với gia
đ́nh. Chị Thu – người vợ hiền của anh,
khóc ngất. Tôi không dằn nổi được sự
xúc động. Nước mắt tôi chảy nḥa. Tâm tư
tôi khép kín. Miền yêu thương hiện hữu trong tôi những
ngày tháng cùng anh trong công việc, trong t́nh thân. Mở lại những
trang báo của anh, tôi thấy có bóng dáng anh trên từng nét chữ,
trên từng bài viết. Khí phách của một Cao Sơn lan
tỏa làm chùn bước những mặc cảm tự ti
của nhiều người khác. Tôi gặp anh vào
mùa đông và chia tay anh cũng vào mùa đông. Ḷng tôi băng
giá theo, tim tôi như rướm máu. Xác thân nào thôi cũng một
lần rữa mục. Thôi cũng một lần trở về
cát bụi, trở về một cơi hư vô nào đó.
Nhưng sao tôi vẫn ngậm ngùi. Tôi nhắm mắt để
những giọt lệ khỏi rơi xuống. Nhưng
không thể, không thể. Hăy để những ḍng chảy
tiễn biệt một người anh, tiễn biệt Cao
Sơn. Ở một
nơi nào xa thẳm, linh hồn anh có nghe tiếng gọi
yêu thương từ những người thân anh, từ
những người hiểu sai anh cũng đă đến,
cũng đă nói lời chia tay. Anh Cao Sơn, hăy
b́nh thản ra đi. Ở trần gian anh đă làm
được nhiều điều tốt đẹp. Nhiều
người sẽ nhớ về anh, về một Cao
Sơn đầy những cá tính nhưng là một Cao
Sơn cao quư của t́nh bạn. Em thắp nén nhang
ḷng. Em rưng rưng một nỗi buồn khấp lệ
tiễn đưa anh. Vĩnh biệt
anh! Vĩnh biệt Cao Sơn! Tôi gặp Việt
Dzũng ở những ngày đầu lưu vong, hụt hẫng,
dấu chân c̣n bịn rịn, ngỡ ngàng với ḍng sống
mới. Chúng tôi sống, ăn, ở, và làm việc trong
căn nhà của anh Du Tử Lê ở đường
Ranchero, thành phố Garden Grove. Nơi đây, cũng đă
đào tạo và làm thành danh nhiều người. Tác phẩm
đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn
cũng được đi ra từ cánh cửa văn
chương Ranchero. Ṭa soạn Nhân Chứng
là một garage nhỏ nhưng là một mái ấm gia
đ́nh. Khi nhớ lại cái góc bàn lữ thứ, nhỏ nhắn
ở đây, lúc nào tôi cũng mang ơn thi sĩ Du Tử Lê
đă tạo cơ hội cho tôi bước vào văn
chương – báo chí. Với nhà văn
Mai Thảo - nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên - nhà thơ Cao
Đồng Khánh - nhà báo Đào Quư Châu (đều đă mất),
c̣n lại nhà báo Hoàng Dược Thảo – hiện là chủ
nhiệm nhật báo Sài G̣n Nhỏ, nhà thơ Vơ Thạnh
Đông – hiện là chủ nhiệm tuần báo Phương
Đông Seattle, nhà thơ Trầm Phục Khắc (Orange
County) , Việt Dzũng và tôi, với chưởng môn là thi
sĩ Du Tử Lê đă sát cánh để làm rất nhiều
việc cho truyền thông – báo chí – văn chương. Chúng
tôi với một tâm hồn, một quyết tâm ǵn giữ
và phát huy văn hóa Việt ở xứ người. Việt Dzũng
được yêu mến nhất, nên anh em gọi là “cậu
út”. Thời đó chưa có máy vi tính, đánh chữ phải
dùng máy type setting, mà lại chỉ có vài người biết
sử dụng. Dzũng đánh máy nhanh, dịch thuật
nhanh, viết bài nhanh. Ở Dzũng, có nhiều tài năng:
sáng tác – truyền thông – văn nghệ… và cuốn hút
được nhiều người. Làm báo không đủ
sống nên anh Du Tử Lê và chị Hoàng Dược Thảo
mở thêm quán cà phê Tay Trái. Thế là tất cả anh em phải
phụ nhau. Việt Dzũng đảm nhiệm nhiều
vai tṛ nhất, từ MC, ca hát, tiếp tân đến tổ
chức. Ở một góc nh́n nào đó, nơi những chiếc
ghế thấp lè tè, những ngọn đèn dầu không tỏ,
cà phê Tay Trái là chỗ dung chứa những thân t́nh mà chúng tôi
không thể quên được. Mở cà phê
cũng không dễ, bạn văn nghệ ghi sổ hoài
cũng mệt, nên anh Du Tử Lê mở thêm tuần báo Tay Phải.
Lúc này công việc bận rộn hơn, nhưng Việt Dzũng
và tôi có tật thức khuya, dậy muộn, nên những buổi
tối, tôi và Dzũng hay đi xi nê, đi chơi chỗ này
chỗ nọ. Suốt một thời gian dài như vậy,
anh em có một nghĩa t́nh gắn bó. Rồi tôi về
San Jose sống. Tạp chí Nhân Chứng, tuần báo Tay Phải,
cà phê Tay Trái lần lượt ra đi. Anh Du Tử Lê và chị
Hoàng Dược Thảo thôi nặng nợ. Anh em mỗi
người một ngả, nhưng tất cả đều
hiểu rằng: Từ một nơi bước ra. T́nh
thân là trên tất cả. Trước khi Việt
Dzũng mất chừng một tháng, chúng tôi có gặp nhau tại
Atlanta. Tôi, Dzũng, và Đỗ Tân Khoa uống với nhau
những ly rượu ân t́nh. Tôi hỏi Dzũng: “Sức khỏe
em lúc này ra sao?” Dzũng trầm tư trả lời: “Em thấy
yếu và già đi nhiều.” Dzũng nhắc tôi về Hội
Ngộ Trùng Dương. Dzũng c̣n nói thêm: “Nhất định
Hội Ngộ Trùng Dương lần này anh tổ chức,
em phải có mặt.” Câu chuyện giữa tôi và Dzũng cứ
bị ngắt quăng bởi những người ái mộ
Dzũng xin chụp h́nh. Tôi không ngờ lần
đó là lần cuối tôi gặp Việt Dzũng. Tin Việt
Dzũng mất làm tôi bàng hoàng. Tôi gọi anh Du Tử Lê. Tôi
gọi Bê Bê Hoàng Anh – vợ của Việt Dzũng mà tôi là
người gián tiếp mai mối. Anh Du Tử Lê buồn
bă, c̣n Hoàng Anh th́ biền biệt. Cuộc sống
quả có những điều thật bất ngờ và trớ
trêu. Vẫn biết; Đời
người như bóng ngựa hồ qua kẽ cửa. Sống,
chết, là lẽ thường t́nh. Nhưng sao tim tôi đau
buốt. Việt Dzũng c̣n quá trẻ để Thượng
Đế mang anh đi, khi mà anh đang cống hiến nhiều
cho nhân loại, cho tha nhân. Việt Dzũng
ra đi về miền viễn du giữa thời tiết lạnh
lẽo, trong niềm thương tiếc của bao nhiêu
người như sưởi ấm và đốt lên ngọn
lửa Việt Dzũng. Niềm tin và khát vọng. Trong một tháng
mà tôi đón nhận ba cái tang của ba người thân. Tôi
chỉ muốn khóc. Khóc để tiễn đưa những
linh hồn thân thương an nghỉ. Dù trong một cơi xa
hay cơi tạm th́ tôi rất nhớ những người anh,
những người bạn của tôi. Chào biệt anh Ba
Huỳnh Anh, Cao Sơn, Việt Dzũng. Đỗ Vẫn Trọn
|