đỗvẫntrọn
Tôi đến Mỹ năm 1981, nơi ở đầu tiên là thành phố Carrolton,
Texas. Chỉ hai tuần sau là tôi rời đó v́ không chịu nổi khí hậu nóng bức và nỗi
cô đơn ngỡ ngàng với đời sống mới nên thúc bách tôi về Cali.
Trên chuyến bay, t́nh cờ tôi quen được một cô gái Mỹ tên là
Lagay Sullivan, 17 tuổi. Cô gái như đoán được tôi vừa từ Việt Nam sang. Trông
tôi rất thảm năo, buồn bă. Khi tạm biệt, cô gái trao cho tôi một lá thư với lời
dặn: Đến nơi mới được mở ra xem. Tôi hồi hộp lẫn ngỡ ngàng. Mở phong thư, tôi
thấy có 100 đô và một tờ giấy viết ngắn gọn: Chờ anh ngày sinh nhật thứ 18.
Tôi thật không ngờ. Tập quán của người Mỹ dù thân thiết
với nhau, khi đi ăn cũng chia đều tiền trả. Thế mà, tôi lại nhận được một ân
huệ như vậy. Đó là ấn tượng đẹp của tôi về nước Mỹ.
Thời gian đầu, tôi thường xuyên liên lạc với cô gái bằng
thư từ, điện thoại. Nhưng sau v́ ngôn ngữ giới hạn, từng ấy chữ nghĩa không đủ
diễn tả hết, tôi đâm ra nản ḷng. Sinh nhật cô gái, tôi không có tiền để mua
nổi vé máy bay nên đành thất hẹn. Ngày hôm sau, cô gái gọi điện thoại từ biệt
tôi với lời nhắn ghi trong máy thu thanh: “Em chờ anh ngày sinh nhật để được
hôn anh, để được trao cho anh hạnh phúc đầu đời của em ...”
Trong tiếng nói có tiếng khóc. Tôi lặng người... như chợt
hiểu t́nh cảm cô gái dành cho tôi.
Thành phố tôi cư ngụ có rất đông người Việt. Có nhiều cửa
hiệu Việt Nam san sát bên nhau tạo thành những khu thương mại sầm uất trên đường
Bolsa, Westminster, nơi mà mọi người hay gọi là: “ Thủ đô của người Việt ở hải
ngoại “. Sự phồn thịnh của cộng đồng người Việt ở đây khiến cho người dân bản
xứ rất nể phục. Những ngày cuối tuần trên con đường này tràn ngập người Việt
Nam. Nơi đây, tôi t́m được sự thân quen. Bạn bè từ Việt Nam, biết từ bên trại,
đảo gặp nhau mừng rỡ, xoa diụ phần nào nỗi buồn xa xứ.
Tết Nguyên Đán thời đó chưa nhộn nhịp lắm. Các cơ sở
thương mại - dịch vụ của người Việt vẫn mở cửa. Ai cũng tất bật chạy đua với
cuộc sống.
Ngày Tết về, tôi thấy buồn man man. Nhiều lúc, tôi như
tuyệt vọng trong nỗi thương nhớ người thân. Hai đêm giao thừa liên tiếp tôi rất
tủi thân v́ không có tiền đổ xăng, phải ngủ trong xe dọc đường. Lạnh. Đói. Cơ
cực khiến tôi muốn tự vẫn. Nghèo đến độ không mua nổi chiếc áo len, phải lấy
báo nhét vào lồng ngực để chống lạnh. Một năm Tết, chị Châu (Hoàng Dược Thảo)
cho tôi mượn 40 đô như một lời an ủi: “Em phải cố gắng để hội nhập với đời sống
này”.

Kư ức tôi về những ngày Tết ở quê nhà thật tuyệt đẹp. Một
góc thiên đường của tuổi thơ hiện ra. Cứ đến 30 Tết là nôn nóng chờ Mẹ ĺ x́.
Những phong b́ đỏ rực rỡ quyến rũ làm sao. Năm nào Mẹ cũng dặn ḍ: Các con
không được phân b́, không được khóc th́ Ba Mẹ mới làm ăn khá. Bao ĺ x́ chưa
đến đủ các anh chị em tôi th́ tiếng khóc đă vang vang. Bọn em tôi khóc lớn và
khóc rất lâu. Chúng nó khóc như vậy để đ̣i thêm bao ĺ x́ nữa. Mẹ tôi đành dỗ
dành bằng những đồng tiền mới thơm phức mùi mực in. Riêng tôi, nhất định ba
ngày Tết phải mặc đồ mới và chỉ quanh quẩn trong xóm. Hễ có bà con, khách khứa
tới chúc Tết là vù về nhà ngay để chờ ĺ x́. Có một năm, tụi bạn tinh nghịch
của tôi rủ đi ăn cắp chà là ở chợ Tết. Bọn chúng rất thiện nghệ. Chúng đi
ngang qua hàng mứt là xớt ngay một nắm chà là. Đến lượt tôi, lúng túng làm sao.
Tôi cứ đi ngang qua ngang lại, mắt nh́n đăm đăm vào thúng chà là khiến bà bán
hàng sinh nghi. Trái chà là màu sắc nâu nâu, cái mùi vị ngọt ngào giúp tôi thêm
can đảm. Đứng tần ngần một hồi rồi tôi nhắm mắt bốc đại một nắm. Chưa kịp chạy
th́ mặt tôi bừng bừng, mắt tôi hoa lên. Một cái tát đau điếng vừa giáng xuống
tôi cùng với những lời mắng mỏ: Mặt mày sáng sủa vậy mà đi ăn cắp. Tôi khóc ̣a
lên. Bà chủ thấy tội nghiệp nên dí cho tôi vài trái chà là với lời mắng yêu:
Đừng nghịch ngợm nữa nghe cháu. Câu nói của bà đă theo đuổi suốt cuộc đời tôi.
Những năm tháng ở Mỹ, dần dần tôi cũng thích ứng. Tôi làm
đủ nghề. Từ phát báo, nhặt carton, rửa xe, khuân vác, tài xế...
Năm 1986, tôi định cư ở thành phố San Jose cho đến ngày hôm
nay. Đó là nơi được mệnh danh là: “Thung Lũng Hoa Vàng” mà tôi rất yêu thích.
Khí hậu ở đây giống Đà Lạt và t́nh đồng hương rất gắn bó.
Mỗi năm Tết đến, người Việt ăn Tết lớn hơn. Nhiều cơ sở
thương mại - dịch vụ đóng cửa hai tuần. Có nơi c̣n treo bảng: “ Bổn tiệm phải
về Việt Nam ăn Tết, tạm thời đóng cửa một tháng”. Các khu thương mại đốt pháo
liên thanh. Đốt từng tràng dài. Pháo đại, pháo trung nổ ṛn ră, xác pháo ngập
cả sân. Đêm giao thừa, sáng mồng Một mọi nhà Việt Nam đốt pháo tưng bừng khiến
cảnh sát cũng thông cảm cho phong tục của người Việt. Nhiều năm các ngôi chùa
khẩn báo: Yêu cầu đừng đốt pháo để tránh hỏa hoạn và huyên náo.
Khu thương mại Việt Nam c̣n bày bầu cua cá cọp. Bánh chưng,
bánh tét, hạt bí, hạt dưa, hạt sen, mứt gừng... nhăn hiệu từ Việt Nam bày bán
không thiếu một món ǵ. Hội Tết, Hội Xuân, diễn hành xe hoa, văn nghệ, thiếu
nhi tài sắc ... trẩy hội vui Xuân tưng bừng. Có đến vài chục ngàn người Việt
tham dự. Các em bé xúng xính trong những chiếc áo dài đủ màu sắc tươi thắm bên
cạnh cha mẹ. Ngay cả những quan chức, chính quyền Mỹ cũng mặc áo dài khăn đóng
để lấy ḷng người Việt trong dịp Xuân về. Hoa đào, hoa mai, phong lan, hoa vạn
thọ... được nhiều người mua nhất.
Như thường lệ, tối 30 Tết, tôi đến nơi làm việc để thắp
hương cúng bái và đốt pháo. Một năm nọ, khi tràng pháo vừa nổ dứt, tôi nh́n ra
băi đậu xe mênh mông thấy vẫn c̣n chiếc xe cũ kỹ đậu ở đó. Ánh lửa bập bùng từ
điếu thuốc của người đàn ông homeless ( không nhà ) cho tôi cảm giác, anh ta
đang bị lạnh.
Tôi gơ vào kiếng xe, hỏi anh ta: Đêm 30, mà anh không về
nhà sao? Anh đáp: Em biết về đâu !
Tôi tặng anh ta 100 đô và một chai rượu vang như một món
qùa Xuân. Tôi bảo: Đêm nay, anh hăy dùng số tiền này để thuê một khách sạn,
tắm rửa sạch sẽ, uống chút rượu để có một giấc ngủ thật mộng mơ. Sáng mai, c̣n
dư bao nhiêu tiền anh đặt bầu cua cá cọp để lấy hên trong ba ngày Tết.
Anh nh́n tôi gật đầu nhưng không nói thêm điều ǵ. Tôi
thấy đôi mắt anh ứa lệ.
Thành phố tôi đang ở có vài chục “ Người khách giang hồ “
như vậy. Có thể đời sống của họ bất an hoặc v́ nghiện rượu. Cũng có thể họ
không hội nhập được vào cuộc sống mới nên đă có một cách sống không b́nh thường.
Họ chọn cảnh “ màn trời chiếu đất “ để qua ngày. Cách đây mấy tháng có một bà
mẹ từ Việt Nam tên là Nguyễn Thị Hải qua Mỹ t́m con. Bà đi khắp bang Cali để ḍ
la tin tức con ḿnh. Cuối cùng, ngày 19 tháng 11/ 2006 bà Hải t́m được con bà
tên là Bảo Quốc Tuấn tại San Jose, cũng trong cảnh ngộ này. Lúc đầu con trai bà,
có lẽ v́ mặc cảm nên không nhận mẹ ḿnh. Sau một ngày ở khu tâm thần bệnh viện
Valley Medical Center, San Jose anh Tuấn đă phần nào b́nh tâm và anh như hiểu
được ḷng thương yêu vô bờ của mẹ nên gục đầu vào mẹ khóc nức nở và xấu hổ hành
vi của ḿnh. Nghe đâu, mẹ anh dự định đưa anh về lại Việt Nam để sống.
Mỗi một người có một hoàn cảnh, có một cách sống cá biệt,
lập dị. Như người “ homeless “ tá túc tại cơ sở của tôi. Nhiều lần, tôi khuyên
anh nên vào khu nhà của chính phủ để ở, nhưng anh không chịu. Anh thích “ cảnh
sống “ này hơn. Mặc dù bất tiện mọi thứ và có thể chết v́ giá buốt, nhưng họ
vẫn chấp nhận cuộc sống lang bạt này. Mỗi buổi chiều, tôi thấy người “ homeless
“ đáng yêu đó cười vui dẫn hai con chó con dạo quanh nơi tôi làm việc. Trông
anh rất sảng khoái.
Cách đây mấy năm cứ mỗi độ Xuân về, có một người đàn ông
cụt chân đạp xe đạp đi bán bánh chưng. Ông ta hay đến chỗ tôi làm để mời mua.
Bánh chưng của ông dù không ngon lắm nhưng rất được nhiều người mua. Tôi hiểu
được t́nh cảnh và nỗi bất hạnh của ông ta. Ông có một người em giàu sang, địa
vị mà ông nuôi nấng thành người . Nay, người đó đă từ bỏ quá khứ và không nh́n
một người nghèo khổ, tàn tật như ông là anh ruột của ḿnh.
Những năm Tết sau này, tôi không gặp ông ta. Tôi vẫn lo
ngại những chặng đường của ông đi. Trên một con dốc, mọi họa hoằn dễ xảy đến
với ông. Nhiều người nhắc nhớ lời rao hàng của ông, văng vẳng và buồn buồn.
Năm nay không khí Tết rất rộn ràng. Tất cả cơ sở bán vé
máy bay đă thông báo trước vé về Việt Nam đă hết chỗ. Sáng nay, đưa người bạn
ra sân bay tôi cũng thấy rạo rực. Tết năm nào, đêm 28 gọi về Việt Nam thăm
người quen. Hỏi: Em đang làm ǵ. Em đang thức canh nồi bánh chưng. Ḷng tôi
xôn xao kỳ lạ.
Năm ngoái tôi về Việt Nam ăn Tết lần đầu sau 25 năm chưa
hưởng được mùa Xuân ở quê nhà. Đường phố tấp nập, không khí Tết thật tràn đầy.
Các khu chợ hoa muôn màu muôn vẻ gợi lên trong kư ức tôi nhiều kỷ niệm đẹp.
Tiếng rao hàng lanh lảnh. Tiếng ḥ lô tô, vườn thơ Tao Đàn... làm nức ḷng
người qua lại. Tối 30 Tết, những người bạn thân của tôi tổ chức một bữa ăn đoàn
viên. Nào là bánh chưng, bánh tét, chả lụa, củ kiệu... rất hân hoan. Sau đó
th́ ai về nhà nấy để cúng giao thừa. Nhượng, Hạnh đem đến cho tôi những đồ cúng.
Tôi bày một bàn thờ gia tiên khấn vái với đất trời, cầu xin những điều tốt đẹp
sẽ đến với mọi người trong năm nay. Tôi cảm có một điều ǵ rất thiêng liêng.
Tôi nh́n lên bầu trời đêm 30, rạng niềm tin-một năm đón Tết ở quê nhà.
Tết đến. Nhớ bạn. Nhớ người thân. Nhớ hương sắc của ngày
Xuân.
“ Đầu Xuân nét bút c̣n như mới
Nắn nót gịng thương gửi tới người
Khai nở trang thơ mùa Xuân tới
Chép đầy. Ư đẹp. Ư giao duyên “
Tôi ước ao mỗi năm được đón Tết ở quê nhà. Được đắm ch́m
trong không khí giao hoan của trời đất , được đón nhận t́nh tự của dân tộc mà
những người xa quê như tôi rất hoài mong.
đỗ vẫn trọn
|